Đậu nành là loại thực phẩm được dùng phổ biến trong đời sống hằng ngày.
Chúng có thể chế biến với nhiều thực phẩm khác nhau.
Loại ngũ cốc này mang đến nhiều thành phần dinh dưỡng hữu ích cho sức khỏe và giúp tăng cường các chất dinh dưỡng cho cơ thể của mọi người.
Tuy nhiên, khi dùng ngũ cốc đậu nành thì một số người băn khoăn, lo lắng về thành phần dinh dưỡng cũng như cả tác hại của nó.
Các bạn hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn về đậu nành và ngũ cốc đậu nành thông qua bài viết này nhé!
Nội Dung Bài Viết
Ngũ cốc đậu nành là gì?
Đậu nành là một loại ngũ cốc nguyên hạt, đây là thực phẩm rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của mọi người và còn được biết đến với tên gọi là đậu tương hoặc đỗ tương.
Ngũ cốc đậu nành xuất hiện từ rất lâu và được trồng làm thức ăn.
Loại ngũ cốc này chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, các chất quan trọng cho sự phát triển nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng.
Chúng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Bột ngũ cốc dinh dưỡng, dầu đậu nành, đậu phụ, nước tương, bánh kẹo, sữa đậu nành…
Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ chia sẻ nhiều hơn thông tin dinh dưỡng, cũng như lưu ý khi sử dụng bột ngũ cốc có nguồn gốc đậu nành.
Thành phần dinh dưỡng của ngũ cốc đậu nành gồm những gì?
Ngũ cốc đậu nành có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Những thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu nành luộc là.
Protein là một trong những chất chủ lực của ngũ cốc đậu nành.
Hàm lượng protein trong đậu nành cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cho mọi người có nhiều năng lượng hoạt động trong ngày.
Theo đó, Hàm lượng Protein của đậu nành trong khoảng 36-56% trọng lượng khô.
Protein có trong đậu nành sở hữu hầu hết các acid amin thiết yếu, có hàm lượng tương đương với thịt.
Việc sử dụng đậu nành đúng cách sẽ giúp giảm cholesterol một cách lành mạnh.
Đậu nành chứa ít chất đường bột Carbohydrate
Vì chứa ít ít chất đường bột nên đậu nành nguyên vỏ có chỉ số đường huyết rất thấp.
Thành phần này quyết định đến mức tăng của đường trong máu tăng sau bữa ăn.
Sở hữu chỉ số đường huyết thấp nên đậu nành đặc biệt phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường.
Ngũ cốc đậu nành có hàm lượng chất xơ cao
Chất xơ có trong đậu nành mang đến cho mọi người cải thiện sức khỏe đường ruột, tiêu hóa nhanh chóng và giảm nguy cơ ung thư đường ruột hiệu quả.
Các bạn tham khảo thêm video em phân tích những lợi ích của chất xơ đối với cơ thể
Đậu nành là nguồn thực phẩm giàu chất béo thực vật
Đậu nành là loại ngũ cốc rất giàu chất béo và thường được dùng để làm dầu đậu nành.
Theo đó!
Hàm lượng chất béo khoảng 18% trọng lượng khô, chủ yếu là acid béo không bão hòa.
Axit linoleic là loại chất béo được tìm thấy nhiều nhất trong đậu nành, chúng chiếm khoảng 1/2 tổng lượng chất béo có trong đậu nành.
Vitamin và khoáng chất
Đậu nành là một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào.
Molybden: Đậu nành giàu molypden, một chất thiết yếu cho cơ thể, được tìm thấy chủ yếu trong các loại hạt, ngũ cốc và đậu.
Vitamin K1: Dạng vitamin K được tìm thấy trong đậu được biết đến với tên gọi phylloquinone, là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn mạch máu.
Folate: một loại vitamin B, cũng được biết đến với tên vitamin B9 hay axit folic. Nó có nhiều chức năng trong cơ thể và được cho là rất quan trọng trong quá trình mang thai.
Đồng: chế độ ăn có chứa đồng thường ít phổ biến ở người phương Tây. Thiếu đồng có thể có nhiều tác động có hại cho sức khỏe.
Mangan: một nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các loại thức ăn và nước uống. Mangan trong đậu nành khó hấp thụ do chúng có hàm lượng axit phytic cao.
Phốt pho: đậu nành là một nguồn dồi dào phốt pho, một khoáng chất thiết yếu có nhiều trong khẩu phần ăn của người phương Tây.
Thiamin: Cũng được biết đến là vitamin B1. Nó đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ thể.
Những hợp chất hữu cơ khác
Trong đậu nành chưa nhiều các hợp chất hữu cơ hoạt tính.
Isoflavone: Một họ của polyphenol chống oxy hóa với nhiều lợi ích cho sức khỏe, thường được biết đến như là estrogen thực vật (phytoestrogen). Isoflavon là một chất dinh dưỡng tự nhiên độc đáo, giống với hormone nữ estrogen, chất này đặc biệt tốt cho nữ giới.
Axit phytic: được tìm thấy trong tất cả các loại hạt thực vật, axit phytic (phytate) làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất như kẽm và sắt. Lượng axit phytic có thể bị giảm đi trong quá trình nấu chín, nảy mầm hoặc lên men của hạt đậu.
Saponin: một trong những nhóm hợp chất hữu cơ chính trong đậu nành. Saponin đậu nành được cho là làm giảm cholesterol ở động vật.
Lợi ích của ngũ cốc đậu nành là gì?
Ngũ cốc đậu nành mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mọi người, giúp cho mọi người có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của mình một cách hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng ngũ cốc đậu nành thường xuyên.
Sử dụng ngũ cốc đậu nành giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những người có các yếu tố nguy cơ hiện tại của bệnh tim, chẳng hạn như béo phì, cholesterol cao hoặc bệnh tiểu đường loại 2 có thể hưởng được nhiều lợi ích sức khỏe nhất từ một chế độ ăn giàu đậu nành.
Một đánh giá mới đây cho thấy, việc ăn đậu nành hàng ngày có thể làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 16% nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, ăn đậu nành thường xuyên cũng giúp làm giảm 15% nguy cơ bị tử vong do bệnh tim.
Sử dụng ngũ cốc đậu nành sẽ gia tăng các thành phần dinh dưỡng, giúp cho xương chắc khỏe hơn.
Ngoài ra, ngũ cốc đậu nành còn giúp cho mọi người giảm thiểu tình trạng gan nhiễm mỡ một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, ngũ cốc đậu nành cũng là một loại thực phẩm hữu hiệu với những người giảm cân.
Sử dụng ngũ cốc đậu nành giúp làm giảm các cơn thèm ăn nhưng vẫn nạp đủ năng lượng giúp cơ thể hoạt động.
Ăn nhiều đậu nành có tốt không?
Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể trả lời dứt khoát cho câu hỏi này.
Nhưng nhiều báo cáo gần đây chỉ ra rằng, chúng ta nên dùng khoảng 30-40 mg/ngày (tức khoảng 1 ly sữa đậu nành mỗi ngày) là liều lượng vừa đủ.
Về thời gian dùng bao lâu thì an toàn, cũng chưa có được câu trả lời rõ ràng.
Vì hầu như những nghiên cứu thường rất ngắn hạn và chúng ta vẫn chưa biết được những biến chứng lâu dài.
Tuy nhiên, cho đến nay tại các nước Châu Á, nhiều người ăn đậu nành từ đời này sang đời khác và chưa thấy có biến chứng nguy hiểm nào được báo cáo.
Theo cục FDA (Hoa Kỳ) sử dụng 25g đạm từ đậu nành mỗi ngày, kết hợp chế độ ăn ít béo no và cholesterol, có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Do đó, việc ăn đậu hũ thường xuyên được đánh giá là TỐT cho sức khoẻ, có thể phòng tránh bệnh tim mạch, ung thư…
Lời kết
Đậu nành là loại ngũ cốc nguyên hạt và là loại thực phẩm phổ biến sử dụng trong đời sống hàng ngày, đặc biệt tại các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho sức khỏe, tăng cường các chất dinh dưỡng có lợi.
Đây là một loại ngũ cốc mà các bạn nên sử dụng thường xuyên.
Tuy nhiên!
Điều quan trọng nhất là chúng ta cần áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng chứ không chỉ lấy protein từ đậu nành để tránh tình trạng hấp thụ dư thừa.
Chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khoẻ, bình an và may mắn.
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN