Mang thai chắc chắn là 1 trải nghiệm tuyệt vời trong đời chị em phụ nữ chúng ta đúng không các mẹ.
Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà các mẹ gặp không ít khó khăn từ cơ thể cho đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt.
Do những tháng đầu thai kỳ cơ thể mẹ có sự thay đổi đáng kể lượng hormon dẫn đến tình trạng ốm nghén, mức độ nặng nhẹ khác nhau tuỳ theo mức độ thích ứng của mỗi người.
Một thực đơn cho bà bầu ốm nghén hợp lý sẽ giảm bớt khó chịu cho bà bầu trong quá trình mang thai.
Nội Dung Bài Viết
Ốm nghén là gì?
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu, do lượng hoocmon tuyến sinh dục bài tiết nhiều hơn, axit trong dạ dày làm giảm hoạt động của các enzim tiêu hoá, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá của mẹ bầu, làm cho cơ thể mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, ăn uống không ngon miệng…
Những biểu hiện này được gọi là ốm nghén, đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Phương pháp giảm ốm nghén
Khi bị ốm nghén, để giảm các triệu chứng nôn và buồn nôn chị em nên áp dụng những cách sau:
– Ăn những thực phẩm dễ tiêu, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa nên ăn ít tránh gây đầy bụng.
– Không ăn những thực phẩm gây kích thích dạ dày như: Đồ ăn nhiều gia vị, chất béo, đồ chiên xào rán, thức ăn cay nóng, rượu, cà phê, thức ăn có mùi gây khó chịu.
– Uống nhiều nước mỗi ngày, ngoài ra có thể uống thêm sữa, các loại nước trái cây…
– Thường xuyên tập thể dục, nhưng cũng chú ý nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng về tinh thần.
– Tăng cường ăn rau xanh, các loại hoa quả chín, các loại đậu…
– Ăn những thực phẩm khô như: Bánh mì, bánh quy…
– Một số thức ăn với gừng cũng giúp giảm nôn nghén.
Dinh dưỡng trong thực đơn cho mẹ bầu ốm nghén 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng của thai nhi.
Đây lại là thời gian mẹ bị ốm nghén nhiều nhất, thực phẩm khi ăn trong giai đoạn này cần quan trọng vào chất lượng thay vì số lượng.
Dưới đây là 1 số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Các chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho mẹ và bé trong giai đoạn này là chất đạm, sắt, canxi, axit folic, vitamin C, D…
– Mẹ nên bổ sung 10 – 18gr protein mỗi ngày có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc…
– 15gr sắt mỗi ngày bằng việc ăn những thực phẩm có màu đỏ sẫm, xanh đậm như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt…
– Canxi mẹ sẽ cần khá nhiều trong suốt thai kỳ, chúng có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…
– Acid folic sẽ giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai.
Mẹ có thể bổ bằng việc ăn các loại rau như: Rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt ngũ cốc như vừng, lạc…các loại thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan…
– Vitamin C, D sẽ giúp hấp thu canxi tốt cho cả mẹ và bé.
Chúng có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt…
Thực đơn dành cho mẹ bầu bị ốm nghén
Dươi đây là gợi ý các món ăn dinh dưỡng mẹ có thể bổ sung vào những tháng đầu của thai kỳ để giúp hạn chế tình trạng ốm nghén.
Thay đổi từng bữa và bổ sung hợp lý để mẹ có một sức khỏe tốt và bé thì phát triển khỏe mạnh:
Các món canh
Nhiều mẹ nghén cơm, ngửi thấy mùi hơi cơm nóng thôi là cũng đã buồn nôn rồi.
Nếu gặp tình trnajg này, trong thực đơn cho mẹ bầu ốm nghén nên bổ các món canh sau vẫn rất bổ dưỡng.
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bổ sung tinh bột bằng bột ngũ cốc, có thể chia nhỏ thành nhiều lần uống mỗi ngày.
Mẹ tham khảo: Bột ngũ cốc cho mẹ bầu làm từ 21 loại hạt dinh dưỡng cao cấp.
Canh sấu
Nguyên liệu:
– 5 quả sấu, 200g sườn lợn, 100g bí xanh, gia vị.
Cách chế biến:
Sấu cạo vỏ rồi rửa sạch, sườn lợn chặt thành miếng dễ ăn sau đó ướp gia vị.
Cho sấu và sườn vào nồi nấu chín mềm, sau đó cho bí xanh đã làm sạch vào rồi đổ nước, nấu đến khi chín.
Mẹ bầu có thể Ăn ngày 2 lần lúc đói hoặc ăn cùng cơm.
Canh cá nấu me
Nguyên liệu:
300g cá trắm cỏ, 100g rau cải trắng, me, cà chua.
Cách làm:
Cá tiến hành làm sạch rồi bổ đôi ướp gia vị 20 phút.
Sau đó cho cá, cùng với cà chua nấu đến khi cà chua chín nát thì đổ thêm nước thả me.
Đun tới khi me chín thì cho cải trắng vào rồi để sôi và tắt bếp.
Mẹ có thể ăn nóng cùng cơm rất ngon và bổ mà không buồn nôn.
Nếu mẹ bị nghén cơm thì nêm gia vị nhạt ăn không cũng được.
Các loại nước
Theo kinh nghiệm dân gian thì để giúp giảm cảm giác buồn nôn mẹ nên chọn các loại nước có vị hơi chua, tính ấm, đặc biệt là gừng.
2 loại nước sau kết hợp với gừng mình tin rằng sẽ giúp mẹ giảm nôn nghén hiệu quả:
Nước mía và gừng tươi
Mía mang đi nướng cho nóng rồi ép lấy nước, gừng giã nhỏ lấy nước bỏ bã rồi cho vào nước mía khuấy đều.
Mẹ có thể chia nhỏ thành 3-4 lần uống mỗi ngày, sử dụng liên tục 3 – 5 ngày thấy hiệu quả.
Nước ô mai
20 quả ô mai, 5g gừng tươi, 30g đường đỏ, 400ml nước.
Các mẹ cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi đến khi nước đặc, uống 3 lần/ngày trước ăn 30 phút.
Đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt chắc chắn là thực đơn dành cho mẹ bầu không thể thiếu trong suốt thai kỳ.
Những đồ ăn như me, sấu ngâm gừng được làm giống như ô mai…có thể ăn hàng ngày, còn giúp mẹ giảm bớt cảm giác nghén.
Nguyên liệu: 200g quả me, 200g sấu, 10g gừng tươi, 20 – 30g đường.
Cách thực hiện: Cho me và sấu vào nồi nấu chín thì bóc vỏ. Gừng giã nhỏ trộn đường rồi cho vào cùng me và sấu trộn đến khi đường tan.
Mẹ bầu nghén nên ăn trái cây gì?
Như mình có chia sẻ phía trên, những tháng đầu thai kỳ các mẹ nên quan tâm đến chất lượng thay vì số lượng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Việc bổ sung thực phẩm đúng và phù hợp sẽ giúp mẹ và bé có 1 thai kỳ khoẻ mạnh.
Và việc ăn hoa quả chắc chắn là việc hết sức cần thiết.
Dưới đây, là những gợi ý về các loại quả tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ.
Thanh long
Các vitamin và khoáng chất từ thanh long sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ốm nghén hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa triệu chứng khó chịu như đầy hơi, buồn nôn, ợ chua,…
Cam
Sở hữu lượng Vitamin dồi dào, giúp cơ thể mẹ bầu phân giải và hấp thụ sắt từ thực phẩm tốt hơn.
Ngoài ra, Sắt có trong cam cũng là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai.
Hơn nữa, vị chua thanh thanh, cùng mùi vị dễ chịu của cam sẽ giúp mẹ bầu đối phó tốt hơn với những cơn buồn nôn do ốm nghén.
Mẹ có thể ăn cam tươi hoặc uống nước ép từ 1 – 2 ly mỗi ngày.
Nho
Nho rất lành tính và tốt cho sức khoẻ, vị ngọt rất dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa.
Mẹ bầu ăn nho cũng giúp cung cấp lượng đường glucose và vitamin C nhanh chóng, phục hồi năng lượng, đồng thời giảm ngay triệu chứng nôn nao, mệt mỏi do ốm nghén.
Dứa
Dứa là loại quả rất giàu vitamin C cùng lượng mangan rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, cần thiết cho sự phát triển xương và các mô liên kết ở thai nhi.
Đặc biệt, chất xơ từ dứa còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón – chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ.
Chuối
Nếu mẹ thắc mắc nghén nên ăn gì thì chắc chắn không thể bỏ qua loại quả dinh dưỡng mà dễ tìm là chuối.
Ăn chuối giúp mẹ bầu bổ sung lượng lớn vitamin B6, vitamin C, kali và chất xơ giúp cải thiện sức khoẻ hệ tiêu hoá, tăng cường đề kháng.
Và quan trọng hơn cả là ngăn ngừa hiệu quả chứng buồn nôn, chán ăn, táo bón trong thai kỳ.
Thực tế vitamin B6 cũng được sử dụng như vitamin bổ sung để giảm cơn buồn nôn do thai nghén.
Nhìn chung, hoa quả là loại thực phẩm dễ sử dụng, dễ ăn, không khiến mẹ bầu bị buồn nôn, khó chịu trong thời kỳ thai nghén.
Các mẹ có thể ăn trái cây trực tiếp hoặc ép thành nước uống.
Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo sử dụng trái cây sạch, không chứa dư lượng thuốc trừ sâ, ăn hoa quả đúng mùa với chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Mẹ tham khảo thêm: Ăn gì vào con không vào mẹ, tăng cường vi chất trong thai kỳ.
Lời kết
Bài viết trên hi vọng sẽ giúp mẹ bầu bị ốm nghén có thể lựa chọn cho mình những món ăn dinh dưỡng bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Để tăng cường sức khoẻ cho mẹ và bé và chuẩn bị cho 1 thai kỳ khoẻ mạnh.
Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh với chế độ ăn uống hợp lý trong suốt thai kỳ của mình.
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN