Theo một kết quả khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tại Việt Nam có khoảng 45,9 – 57,7% trẻ biếng ăn.
Thực sự đây là 1 con số đáng báo động.
Bởi tình trạng biếng ăn kéo dài có thể gây nên những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trong bài viết này, các mẹ hãy cùng mình tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, cũng như giải pháp để cải thiện tình trạng này.
Nội Dung Bài Viết
Trẻ biếng ăn là gì?
Trẻ biếng ăn là tình trạng trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai, nuốt.
Một số trẻ quấy khóc, chạy trốn khi tới bữa ăn, thậm chí buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn…
Đây là thực trạng hết sức phổ biến ở trẻ mọi lứa tuổi, đặc biệt là những bé ở độ tuổi ăn dặm, trẻ 3-4 tuổi.
Ở trẻ từ 1-3 tuổi, tỷ lệ biếng ăn có thể chiếm tới 30-40% do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý bị ép ăn, thực đơn không phù hợp, sợ ăn; mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.
Những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Như mình đã chia sẻ ở trên, tình trạng biếng ăn hết sức phổ biến ở trẻ nhỏ, dưới đây là 4 nguyên nhân phổ biến trẻ có thể gặp phải:
Biếng ăn sinh lý
Đây là tình trang phổ biến nhất ở trẻ, thường gặp ở giai đoạn bé mọc răng, tập đi, tập nói…
Biếng ăn do tâm lý
Nhiều gia đình có thói quen ép ăn, quát nạt, thậm chí là đánh đòn….Điều này có thể tạo cho con cảm giác không thích thú, thậm chí sợ hãi mỗi khi tới bữa ăn.
Biếng ăn do bệnh lý
Có thể con mắc các bệnh lý liên quan đến tai mũi hòng, đường tiêu hoá, thiếu vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, lysine, đạm…
Biếng ăn do thói quen cho trẻ ăn
Thực đơn nhàm chán, lặp đi lặp lại hoặc chưa phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
Một số gia đình có thói quen cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, chơi game, ăn không đúng giờ…đây cũng là những nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Những hậu quả khi trẻ biếng ăn có thể gặp phải
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu tình trạng biếng ăn không được cải thiện kịp thời có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Suy dinh dưỡng
Lười ăn khiến trẻ không có đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất cũng như phát triển đúng chuẩn về chiều cao, cân nặng, thể trạng gầy còm, xanh xao, ốm yếu hơn các bạn đồng trang lứa.
Thiếu hụt vi chất dẫn đến rối loạn tăng trưởng
Việc biếng ăn lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng trẻ thiếu các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của cơ thể.
Chẳng hạn, thiếu sắt gây thiếu máu; thiếu canxi và vitamin D gây nên tình trạng còi xương; nếu thiếu kẽm khiến trẻ thấp bé, chậm phát triển; còn thiếu vitamin A gây khô mắt, khô giác mạc dẫn đến mù lòa…
Chậm phát triển trí não
Trẻ biếng ăn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất phục vụ cho hoạt động của não bộ như: chất bột đường; chất đạm; chất béo đặc biệt là các axit béo thiết yếu như DHA, Omega-3 và Omega-6; Sắt…
Suy giảm hệ miễn dịch, trẻ dễ bị bệnh
Chế độ dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, sức đề kháng kém, nên trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa như: Viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, táo bón, viêm đại tràng…
Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc
Trẻ biếng ăn thường có chỉ số cảm xúc (EQ) thấp, trẻ có xu hướng thụ động, cáu gắt, khó hòa nhập…về lâu dài nếu không cải thiện, dễ dẫn tới mắc chứng tự kỷ, học hành kém, mất tập trung…
Mẹ tham khảo thêm: Trẻ bị táo bón lâu ngày mẹ phải làm sao? Nên cho bé ăn gì?
Bột ngũ cốc cho bé: Giải pháp toàn diện cho trẻ biếng ăn
Làm thế nào để trẻ hết biếng ăn và ăn ngon trở lại hẳn là điều mà nhiều bố mẹ có con biếng ăn quan tâm nhất.
Bản thân mình cũng là 1 người mẹ và mình thấu hiểu nỗi lo lắng của các mẹ khi có con biếng ăn, tiêu hoá kém, thường xuyên táo bón.
Tuy nhiên, mọi việc đều có cách giải quyết nếu như chúng ta áp dụng đúng phương pháp.
Theo một kết quả nghiên cứu của Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ kết luận rằng:
Những người sử dụng ngũ cốc giúp giảm đến 90% nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng so với những người không sử dụng ngũ cốc.
Sữa ngũ cốc làm từ các loại hạt, thơm ngon, bổ dưỡng giúp mẹ giải quyết tình trạng biếng ăn ở trẻ
Ngoài ra, trong ngũ cốc còn chứa nhiều chất xơ cả no và không no, sẽ giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ hơn, tăng cường thải độc và tăng cường hấp thu.
Từ đó, sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn và giải quyết triệt để tình trạng biếng ăn 1 cách tự nhiên.
Như bé Tom nhà em, trước đây cũng rất lười ăn, cứ đến giờ ăn là chạy trốn, rồi quấy khóc.
Nhưng từ ngày cho dùng ngũ cốc thì trộm vía bé ăn ngoan hẳn, mẹ nấu cơm chưa chín mà cứ hỏi mẹ nấu cơm xong chưa, con đói bụng quá.
Thấy vậy mà em cũng mừng các mẹ ạ!
Các mẹ tham khảo thêm thông tin về bột ngũ cốc cho bé tại bài viết này nhé!
Một số lời khuyên cho mẹ áp dụng khi bé biếng ăn
Các mẹ nên ước tính lượng calo cần thiết của trẻ trong một ngày để biết bé ăn bao nhiêu thì đủ, tránh ép trẻ ăn vượt quá nhu cầu.
Mỗi bé sẽ cần một lượng calo khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của trẻ.
Trẻ biếng ăn thường tăng cân chậm, sức đề kháng kém khiến cha mẹ lo lắng.
Nếu có con biếng ăn, bạn hãy tham khảo 8 bí quyết dưới đây để kích thích sự thèm ăn của trẻ:
Đừng ép buộc con phải ăn khi con không muốn.
Bởi điều này chỉ gây nên những phản ứng ngược.
Các biện pháp như đe dọa, trừng phạt, la mắng, thậm chí là đánh đập đều chỉ khiến cho bé cảm thấy sợ hãi và tình trạng biếng ăn của bé ngày càng trầm trọng hơn.
Nếu mẹ muốn tập cho con ăn món ăn mới, hãy cho ăn vào bữa sáng.
Bởi đây là thời gian mà bé có cảm giác đói nhất trong ngày và có thể sẵn sàng ăn thử một món ăn mới.
Khi bé đã chịu ăn, mẹ có thể chuyển món ăn vào thực đơn dành cho bữa trưa hoặc tối và chế biến những món mới vào bữa sáng tiếp theo.
Đa dạng thực đơn và trình bày bữa ăn đẹp mắt cho trẻ
Trong mỗi bữa ăn mẹ nên chuẩn bị ít nhất 1 món ăn mà bé thích điều này có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.
Để cho con tự lựa chọn món con thích ăn miễn sao món ăn không gây hại cho trẻ là được.
Mẹ hãy khuyến khích con ăn tất cả những món ăn trên bàn ăn, dù chỉ ăn mỗi thứ một ít.
Luôn cho con ăn đúng giờ và ăn cùng gia đình (nếu có thể)
Mẹ nên đặt cho con quy tắc là không được tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến cữ ăn nhẹ và bữa ăn chính.
Trước khi bắt đầu bữa ăn khoảng 10–15 phút, mẹ hãy thông báo cho bé biết là đã sắp đến giờ ăn.
Đa phần trẻ đều thích bắt trước hành động của người khác.
Bởi vậy, bố mẹ hãy ăn uống đúng giờ, là tấm gương tốt cho con yêu trong việc ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm vui vẻ sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Chia nhỏ khẩu phần ăn của con thành những bữa nhỏ
Nếu con biếng ăn, các mẹ nên chia bữa ăn của bé ra thành nhiều phần và cho bé ăn từng chút một vào những khoảng thời gian nhất định.
Cho con bữa ăn nhẹ bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe
Các mẹ có thể cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ vào các bữa phụ như: bột ngũ cốc, sữa chua, trái cây, bánh ít ngọt… nhưng không nên cho trẻ ăn gần với bữa chính.
Không cho trẻ uống quá nhiều trước trong khi ăn, kể cả sữa hay nước trái cây
Việc này sẽ khiến trẻ có cảm giác no không còn hứng thú để ăn.
Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế cho con uống sữa vào giữa đêm vì sẽ gây ảnh hưởng tới bữa ăn sáng hôm sau.
Khuyến khích trẻ biếng ăn nên vào bếp cùng mẹ
Trẻ thường thích đưa ra quyết định mình sẽ ăn gì.
Do đó, mẹ hãy trao đổi cùng bé bữa kế tiếp sẽ ăn món gì rồi chọn thực phẩm để có một bữa ăn cân bằng.
Hãy khuyến khích bé phụ mẹ nhặt rau, rửa rau, trộn thức ăn, dọn bàn ăn cho cả nhà.
Những điều này sẽ kích thích bé muốn ăn những món mà bé đã phụ nấu.
Đảm bảo thức ăn đầy đủ dưỡng chất
Một trong những điều mẹ cần làm là đảm bảo thức ăn hàng ngày cung cấp cho con có đầy đủ dưỡng chất.
Các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống cũng có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm có thể giúp kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
Những thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cá, các loại rau lá màu xanh đậm chứa nhiều kẽm.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để kích thích sự thèm ăn của trẻ:
Không cho con dùng điện thoại, đồ chơi, xem tivi hay dùng các thiết bị công nghệ khác trong khi ăn.
Tuyệt đối không dùng phần thưởng để kích thích trẻ ăn, bởi sẽ này sinh sinh tâm lý vì được thưởng nên ăn chứ không phải vì bé thích món ăn đó hay món đó tốt cho sức khỏe.
Cho trẻ vận động đầy đủ
Việc trẻ ít vận động cũng có thể khiến trẻ biếng ăn.
Mẹ nên khuyến khích con yêu vận động hàng ngày.
Nếu có thể, bố mẹ hãy dành thời gian vận động cùng con.
Cả nhà có thể đi bộ, nhảy dây, chơi đuổi bắt, đá bóng… cùng con.
Việc này khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng nên bé sẽ có cảm giác đói, ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn.
Nếu bé còn nhỏ, bố mẹ hãy massage cho bé.
Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, góp phần hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa giúp trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.
Lời kết
Cuộc chiến chống lại tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ đòi hỏi sự kiên trì của bố mẹ.
Chúng ta có nhiều cách khác nhau để đẩy lùi “kẻ đáng ghét” này, trong đó bố mẹ có thể bắt đầu từ những thay đổi tích cực nhỏ trong cách lên thực đơn hàng ngày cho trẻ.
Ngũ cốc An Mộc Hương – Nguồn dinh dưỡng cân bằng với 21 loại hạt tự nhiên.
Sản phẩm được công bố và lưu hành trên toàn quốc, nhận sự tin tưởng của hàng nghìn bậc phụ huynh, giúp giải quyết vấn đề biếng ăn ở trẻ và duy trì đà tăng trưởng khỏe mạnh khi sử dụng lâu dài.
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN