Cách tăng cân cho mẹ bầu, chế độ dinh dưỡng cân bằng trong suốt 9 tháng thai kỳ và sau sinh là vấn đề mà mẹ nào cũng quan tâm.
Ăn gì, uống gì để hấp thu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, hãy cùng mình theo dõi những thông tin chia sẻ trong bài viết này các mẹ nhé!
Nội Dung Bài Viết
Chỉ số cân nặng hợp lý dành cho bà bầu và thai nhi
Nhiều người có suy nghĩ rằng, để con tăng cân và phát triển đạt chuẩn thì mẹ bầu cần phải ăn uống gấp đôi.
Ăn càng nhiều thì con càng lớn nhanh và khỏe mạnh.
Thế nhưng, thực sự những quan điểm trên không hoàn toàn đúng, để mẹ và bé khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ cần có 1 chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
Vậy trong thai kỳ mẹ tăng bao nhiêu Kg là hợp lý? Đây chắc chắn là câu hỏi đang khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn.
Tăng cân hợp lý cho mẹ bầu
Theo khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 9-12kg trong thai kỳ là phù hợp nhất.
Tuy nhiên, các mẹ cũng cần xem xét thể trạng và cân nặng của mình trước khi mang bầu, từ đó lượng cân tăng có thể khác nhau tùy ở mỗi người.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ có thể bị ốm nghén khiến cho cân nặng tụt giảm.
Vượt qua khoảng thời gian khó khăn này, cân nặng của mẹ và thai nhi sẽ tăng nhanh, đặc biệt tăng nhanh vào những tháng cuối thai kỳ.
Bảng cân nặng cho mẹ bầu theo các tháng
Dưới đây là bảng cân nặng dự kiến tăng của mẹ bầu theo từng giai đoạn, cũng như nhu cầu năng lượng cần phải bổ sung, các mẹ có thể tham khảo.
Giai đoạn | Nhu cầu năng lượng | Cân nặng mẹ bầu |
3 tháng đầu | Bổ sung thêm 200 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường | Mỗi tháng, mẹ cần tăng thêm 400 -750gr. Tổng cân nặng tăng thêm trong 3 tháng đầu 1,5 – 2,5kg |
3 tháng giữa | Bổ sung thêm 300 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường | Mỗi tuần trung bình mẹ sẽ tăng thêm khoảng 450gr. Tổng cân nặng mẹ bầu tăng thêm trong 3 tháng giữa 5-6,5kg |
3 tháng cuối | Bổ sung thêm 400 – 450 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường | Trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi tuần cân nặng mẹ bầu có thể tăng 0,5 kg. |
Mẹ tham khảo thêm: Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con, giúp mẹ bớt ốm nghén?
Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh?
Dựa thông tin được chia sẻ phía trên, sẽ giúp mẹ xác định được chỉ số cân nặng giữa mẹ bầu và thai nhi như thế nào hợp lý rồi đúng không.
Để con tăng cân đều đặn, các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
Cần nên bổ sung chất gì? Dướ đây là 1 số gợi ý các mẹ tham khảo.
Thức ăn tăng cân cho mẹ bầu cần giàu sắt, canxi
Sắt và canxi là 2 nhóm chất rất quan trọng cần bổ sung đầy đủ trong suốt thai kỳ.
Theo đó sắt đóng vai trò trong quá trình tạo máu, nó giúp vận chuyển oxy.
Vì vậy, các mẹ bầu nên bổ sung bằng cách ăn nhiều lòng đỏ trứng gà, các loại thịt đỏ, cùng các loại ngũ cốc.
Canxi thì không thể thiếu trong quá trình hình thành và hoàn thiện xương của thai nhi.
Việc thiếu hụt canxi có thể khiến cho cả mẹ và bé gặp nhiều nguy cơ mắc các biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Bởi vậy các mẹ bầu cần bổ sung canxi và sắt trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Mẹ tham khảo thêm: Bà bầu nên ăn hạt óc chó khi nào? ăn bao nhiêu hạt mỗi ngày?
Mẹ bầu muốn tăng cân, cần chú ý hàm lượng tinh bột, chất đạm
Có thể nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết, trong thời kỳ mang thai, mỗi ngày trung bình mẹ cần bổ sung khoảng từ 2.300 – 2.400 calories.
Trong đó, lượng tinh bột, đường sẽ chiếm khoảng 65 – 70%, chất béo 20% và khoảng 15-20% chất đạm trong tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể.
Bởi vậy, mẹ bầu cần chú ý cung cấp hàm lượng tinh bột, chất đạm, béo sao cho đầy đủ nhất.
Chúng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ, cũng như duy trì sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Một số thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất đạm có thể kể đến như: cơm trắng, các loại thịt, cá, trứng, sữa…
Tùy theo từng giai đoạn mà mẹ bầu có thể thay đổi chế độ ăn uống cũng như bổ sung hàm lượng sao cho thích hợp.
Mẹ tham khảo thêm: Ăn gì để NHIỀU SỮA mà mẹ KHÔNG TĂNG CÂN sau sinh?
Mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin
Các loại rau xanh chứa nhiều Vitamin và chất xơ tốt cho bà bầu
Các loại vitamin nhóm B, C, K…đều rất cần thiết cho mẹ bầu.
Chính bởi vậy, thì bạn đừng bỏ qua những thực phẩm có chứa nhiều vitamin.
Việc bổ sung đầy đủ các vitamin không những tốt cho sự phát triển của thai nhi, mà nó còn giúp ổn định sức khỏe của mẹ.
Đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa những biến chứng và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Để bổ sung vitamin thì các mẹ nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, không chỉ bổ sung vitamin mà trong rau xanh còn chứa nhiều chất xơ.
Chất này rất tốt cho mẹ bầu cũng như giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả, đây cũng là những gợi ý khá hữu ích mà chị em nên tham khảo để bổ sung vào.
Mẹ tham khảo thêm: Thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa acid folic, omega 3
Axit béo omega 3 cùng với Acid folic (hay còn được biết đến là vitamin B9) là 2 trong số những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu.
Đây cũng chính là gợi ý bổ sung chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ mà mẹ không thể bỏ qua.
Mẹ có biết! Acid folic đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh ở trẻ và ngăn ngừa dị tật ở ống thần kinh.
Trong khi đó, Omega 3 lại rất tốt cho sự phát triển của trí não, phòng ngừa những biến chứng thai kỳ cho mẹ bầu.
Mẹ bầu nên bổ sung acid folic bằng việc sử dụng các thực phâm như: gan động vật, rau có màu xanh thẫm, súp-lơ, các loại đậu….
Omega 3 thì có nhiều trong các loại hải sản, điển hình là cá hồi hoặc các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt mắc ca,…
Việc bổ sung liều lượng như thế nào các mẹ nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Một số lưu ý giúp phụ nữ mang thai tăng cân hợp lý
Trong thời kỳ mang thai mẹ không nên ăn uống kiêng khem, ăn lệch, ăn chay, mà cần có chế độ ăn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều rau của quả và các vitamin, khoáng chất cần thiết.
Tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, dấm
Nên dùng các loại thực phẩm có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Cần có chế độ sinh hoạt, làm việc lành mạnh, nên vận động nhẹ nhàng, vừa phải.
3 tháng của thai kỳ cần nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp con tăng cân vì đây là giai đoạn bé tăng cân nhanh nhất.
Lời kết
Với những thông tin được chia sẻ phía trên, mình hi vọng sẽ giúp các mẹ có thể xây dựng được chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp tăng cân đúng cách và hợp lý trong thai kỳ của mình.
Những tháng đầu tiên nếu chưa tăng cân nhiều, cũng đừng quá lo lắng mẹ nhé!
Bởi chỉ cần mẹ thực hiện tốt chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất với việc kết hợp sinh hoạt khoa học là bé yêu trong bụng sẽ phát triển khỏe mạnh.
Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khoẻ!
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN